Cơ cấu tổ chức
1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Điều lệ và Pháp luật liên quan quy định. Đại hội đồng cổ đông có các quyền: thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ, thông qua kế hoạch phát triển công ty, thông qua Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và của Kiểm toán viên; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của HĐQT, Ban kiểm soát và các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty.
2. Hội đồng quản trị (HĐQT)
HĐQT là cơ quan quản trị của Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Sơn Tây, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có các quyền như: quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty; quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc; kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, Báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm trình ĐHĐCĐ; và các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
Hiện nay HĐQT của Công ty có 05 thành viên bao gồm 01 Chủ tịch HĐQT và 04 thành viên HĐQT. Cơ cấu Hội đồng Quản trị hiện tại như sau:
STT | Chức vụ | Họ và tên |
1 | Chủ tịch | Hà Ngọc Tản |
2 | P.Chủ tịch | Lê Văn Thục |
3 | Ủy viên | Lê Văn Vũ |
4 | Ủy viên | Nguyễn Hồng Điệp |
5 | Ủy viên | Nguyễn Xuân Huynh |
3. Ban kiểm soát (BKS)
BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và Pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ như: kiểm tra sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty; kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, quyết định của HĐQT; trình ĐHĐCĐ báo cáo, thẩm tra các báo cáo tài chính của công ty; đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và Ban Giám đốc; các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty. Cơ cấu BKS Công ty hiện tại như sau:
STT | Chức vụ | Họ và tên |
1 | Trưởng ban | Phan Văn Tiến |
2 | Thành viên | Khiếu Minh Đồng |
3 | Thành viên | Nguyễn Thị Vân Anh |
4. Ban giám đốc
Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, HĐQT, và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc là người đại diện theo luật pháp của công ty, có quyền: tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất của công ty, và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của công ty; đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với phó giám đốc, kế toán trưởng; thực hiện ký kết các hợp đồng theo quy định của pháp luật, báo cáo cho HĐQT về tình hình hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, HĐQT và pháp luật về những sai phạm gây ra tổn thất cho công ty; thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ về kế hoạch kinh doanh và đầu tư của công ty.
Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Cơ cấu Ban giám đốc hiện nay như sau:
STT | Chức vụ | Họ và tên |
1 | Giám đốc | Lê Văn Thục |
2 | Phó giám đốc | Lê Văn Vũ |
3 | Phó giám đốc | Phùng Thị Nhường |
5. Các phòng ban chức năng
Hiện tại, văn phòng công ty có 03 ban chuyện môn bao gồm:
- Bộ phận Hành chính – Tổ chức lao động – Tiền lương: tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương. Thừa lệnh Giám đốc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đội sản xuất thực hiện chế độ chính sách, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này.
- Bộ phận Tài chính – Kế toán: tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, tổ chức công tác kế toán của toàn công ty theo đúng chính sách của pháp luật; kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc công ty triển khai thực hiện các công tác nêu trên; nghiên cức và tham mưu cho lãnh đạo công ty về kinh doanh, tài chính, tham gia thị trường chứng khoán, tìm kiếm và huy động nguồn vốn từ trong và ngoài nước.
- Bộ phận Kế hoạch – Kỹ thuật – Quản trị dự án: phụ trách về kế hoạch, kỹ thuật trong các mảng ngành nghề kinh doanh, các phương tiện, thiết bị do công ty quản lý; trực tiếp quản lý, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm về kỹ thuật, bảo dưỡng, bảo quản, sửa chữa phục vụ cho kinh doanh đạt kết quả cao nhất. Bên cạnh đó phải thiết lập, bảo vệ và thực hiện các dự án kinh doanh cũng như thực hiện quản trị các dự án để các dự án đạt kết quả tốt nhất.