4 định hướng ưu tiên xây dựng chính sách, pháp luật TN&MT
Thể chế hóa Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII vào hệ thống chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường, đặc biệt, Bộ sẽ tập trung tổng kết và đề xuất Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị ban hành một số Nghị quyết quan trọng, bao gồm Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 19/NQ-TW của Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 24/NQ-TW của Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 02/NQ-TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; sơ kết Nghị quyết số 36-NQ/TW của Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Kết luận của Bộ Chính trị về lĩnh vực khí tượng thủy văn.
Tổ chức thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và hoàn thiện hệ thống văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Tổng kết và đề xuất, trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, ban hành một số luật, gồm: Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đa dạng sinh học và trình Chính phủ xem xét, ban hành một số văn bản quy định chi tiết các luật trên.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật lĩnh vực tài nguyên và môi trường phù hợp quá trình chuyển đổi số và bối cảnh đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và Cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, d tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, có hiệu lực, hiệu quả cao, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm.